Xưa giờ mình chưa nghe ai nói là thích học ngữ pháp cả, cái món gì mà khô như ngói, lúc nào cũng phải học thuộc lòng. Từ lúc lọt lòng cho đến khi biết nói, có phải học ngữ pháp đâu mà vẫn xuất khẩu thành thơ. Vậy mà sao khi lớn rồi lại phải học ngữ pháp
Về mặt ngôn học mà nói thì hồi bé não có khả năng chụp hình thông tin mà không cần xử lý còn bây giờ lớn rồi não mất khả năng chụp hình đó đi, hễ thấy cái gì cũng nhảy vào phân tích rồi suy luận rồi phán xét.
Mà bởi cái chức năng của bộ não nó thích phân tích như thế cho nên ngữ pháp mới ra đời, để còn biết thể hiện những gì não suy nghĩ ra bên ngoài. Con người luôn dùng ngôn ngữ như một công cụ để nắm bắt thế giới hiện thực, BẰNG CÁCH phản ánh nó trong não.

Vd dụ trong đầu ad đang là bức tranh một cô gái đang xoã tóc bên bờ sông, mà không có ngữ pháp thì ad diễn tả thế nào.
Câu cú sẽ lộn xộn kiểu như : chiều dòng gái sông đẹp tranh lụa nắng mạn lãng một …. ( thay vì nói một câu đúng ngữ pháp là một buổi chiều lãng mạn có cô gái ngôi bên dòng sông đẹp như lụa)

Thế là người ta nghĩ ra ngữ pháp: cú pháp của ngôn ngữ, cái gì nên đứng trước, cái gì đứng sau, trạng từ, mạo từ , tính từ, danh từ, động từ… hùm bà lằng cả. Mà không có ngữ pháp thì bộ não của người lớn không phân tích được

Cho nên để học ngoại ngữ, nhất định không thể bỏ qua ngữ pháp
————-

Tiếng việt nhà mình thì có 2 mạo từ là “con” và “cái”. Khi nào xài “con” khi nào xài “cái” người nước ngoài đúng là cũng vất vả thật, quy tắc người ta lập ra để mình đỡ bị sai sót thôi chứ chẳng thể đúng hết 100% được. Thôi thì biết thêm được bao nhiêu hay bấy nhiêu

Danh từ trong tiếng Đức có 3 giống: đực, cái, trung ( der, die , das ), còn trong tiếng Hà Lan có 2 giống ( đực , cái )

Vậy chứ mạo từ là gì ?  

Mạo từ là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định.   ( kiểu như con mèo -> mạo từ “con” bổ nghĩa cho danh từ “mèo”  –> con mèo mà trèo cây cau – nếu không có mạo từ con, thì đọc cái câu này nghe nó kì cục lắm
Trong ngữ pháp tiếng HL, thì có 2 loại mạo từ: mạo từ xác định (de/het) và mạo từ không xác định (een)

Khi nào thì xài “de/het” còn khi nào xài “een” ?  kiểu như giải thích cho người nước ngoài học tiếng Việt khi nào dùng từ con mà khi nào thì dùng từ cái. Bọn họ cứ lộn suốt ” con nhà ” / “cái mèo” )

Mạo từ xác định: 

Dùng “de/het” khi danh từ chỉ đối tượng được cả người nói lẫn người nghe biết rõ đối tượng nào đó.
vd “Ik woon in het huis” —> tôi sống trong căn nhà này ( người nói khi nói câu này đã biết căn nhà rồi ). Từ “het” bổ nghĩa cho từ “huis”, nhờ đó mà chúng ta hiểu được ngữ cảnh của tình huống, cả 2 đối tượng người nói và người nghe đều biết về căn nhà rồi
Mạo từ không xác định
Ngược lại, khi dùng mạo từ bất định “een” người nói đề cập đến một đối tượng chung hoặc chưa xác định được
vd: ik wil een boek kopen —> tôi muốn mua một quyển sách  (quyển sách nào thì chưa xác định được, chỉ biết là muốn mua sách thôi)
Khi nào thì xài de/het
Danh từ trong tiếng HL có giống đực và giống cái, trong từ điển thì số lượng danh từ đi với “de” nhiều gấp đôi “het” do đó, khi vô thế bí không biết chọn danh từ nào thì cứ chọn “de” xác suất đúng cao hơn.
Những danh từ sau thì đi với “de”
  • Danh từ số nhiều
  • Danh từ chỉ nghề nghiệp
  • Danh từ chỉ rau củ quả
  • Danh từ chỉ cây cối, núi non, sông suối
—> mẹo để bạn thuộc là mạo từ “de” sẽ đi với những gì liên quan đến một bức tranh phong cảnh thiên nhiên và một nhân vật trong bức tranh đó đang làm một việc gì đó
Mạo từ “het” đi với những danh từ sau:
  • Danh từ chỉ những vật/ người nhỏ xíu ( het jongtje, het meisje, het stadje)
  • Danh từ có 2 âm bắt đầu bằng chữ “be-“ “ge-“ “ver-“ “-ont-“ ( het begin , het gezin, het vervoer, het ontbijt, het ontwerp…
Nói chung là ad thấy danh sách de , het dài bao la, người ta đưa ra những quy tắc như trên cho dễ nhớ, càng về lâu dài khi bạn tiếp xúc với ngôn ngữ này nhiều thì sẽ có phản xạ tự nhiên, chứ bản thân người bản địa mà còn nói lộn “de/ het” huống hồ gì người ngoài như mình
———-
Tác giả làm việc 10 năm trong lĩnh vực Marketing & Truyền thông, đã từng tham gia nhiều dự án phát triển thương hiệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ hàng tiêu dùng, hàng cao cấp đến giáo dục, y tế…. dựa trên những nghiên cứu về hành vi tâm lý người tiêu dùng, hành vi thói quen mua hàng. Tác giả đã từng tham gia giảng dạy một số khoá học về Marketing, PR, Communication tại Việt Nam.
Tất cả thông tin của bài viết trên là do quá trình tự tìm tòi của tác giả dựa trên những kinh nghiệm của bản thân. Tác giả tiếp cận việc nghiên cứu dựa trên góc nhìn kết hợp giữa khả năng của não bộ, hành vi con người và ngôn ngữ học.Thông tin của bài viết trên không nhằm mục đích đưa ra một giáo trình hay phương pháp giảng dạy có kiểm nghiệm khoa học.

Mọi việc copy lại vui lòng trích dẫn nguồn từ www.tienghalan.com